Giỏ hàng

Hỗ trợ khách hàng

0961 053 788

Phải làm gì khi mẹ bầu mắc bệnh sởi trong thai kỳ?

Sởi là bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này. Vậy mẹ bầu mắc bệnh sởi cần làm gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh lý khi mang thai

Bệnh sởi là gì? Sởi có nguy hiểm với phụ nữ mang thai?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus sởi gây ra. Bệnh sởi rất dễ lây qua đường hô hấp. Phụ nữ mang thai là đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm, nếu không được tiêm phòng sẽ rất dễ mắc phải căn bệnh này. Bệnh sởi không chỉ gây ra nguy cơ bị nhiễm trùng cho mà mẹ bầu còn có nguy cơ gặp phải các biến chứng thai kỳ vô cùng nghiêm trọng.

Bệnh sởi vô cùng nguy hiểm với phụ nữ có thai. Các phụ nữ đang mang bầu mắc sởi có tỷ lệ tử vong cao gấp 3 lần so với phụ nữ không mang thai. Bệnh lý này còn làm thay đổi cơ chế sinh lý của sự dung nạp miễn dịch trong thời kỳ mang thai, thông qua những thay đổi chủ yếu liên quan đến miễn dịch qua trung gian tế bào. Việc thay đổi cơ chế này có thể dẫn đến một phản ứng tương tự như sự đào thải biểu hiện qua hiện tượng sảy thai tự nhiên, lưu thai hoặc sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân.

Thai nhi có nguy cơ dị tật bẩm sinh khi mẹ mắc bệnh sởi trong thai kỳ?

Một số bệnh lý như cúm, rubella…có thể khiến thai nhi có nguy cơ cao gặp các dị tật, nếu mẹ mắc phải trong thai kỳ. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu, các chuyên gia y tế khẳng định, virus sởi không gây ra các dị tật bẩm sinh trên thai nhi.

Mặc dù không gây ra những dị tật, dị dạng cho thai nhi nhưng bệnh sởi trong thai kỳ có thể dẫn đến nhiễm trùng chu sinh ở trẻ sơ sinh do trẻ nhiễm sởi tiên phát từ virus sởi qua nhau thai. Nhiễm trùng chu sinh dẫn đến nguy cơ tử vong cao và các biến chứng thần kinh như viêm não xơ cứng bán cấp.

Mẹ bầu mắc bệnh sởi, cần làm gì?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm có khả năng lân lan nhanh. Khi mắc bệnh mẹ bầu cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác. Nếu kết quả thăm khám xác định bệnh sởi, mẹ cần được điều trị, tuân thủ các khuyến cáo của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của bản thân và thai nhi. Nếu mẹ bị phơi nhiễm với bệnh sởi, có nguy cơ cao nhiễm virus sởi, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ trong vòng 72 giờ và không quá 6 ngày kể từ ngày tiếp xúc để bác sĩ có những biện pháp ngăn chặn kịp thời hoặc thay đổi tiến trình của bệnh.

Phòng ngừa bệnh sởi khi mang bầu ra sao?

Do chưa có thuốc đặc trị sởi, các chuyên gia y tế khuyến cáo một số biện pháp phòng ngừa căn bệnh này. Đặc biệt đối với những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ em dưới 6 tuổi và phụ nữ đang mang thai.

Tiêm chủng vắc xin phòng sởi trước khi mang thai

Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi được cho là biện pháp phòng ngừa tốt nhất hiện nay. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo phụ nữ nên tiêm vắc xin phòng sởi trước khi có thai ít nhất 1 -3 tháng.

Hiện nay, vắc xin được sử dụng phổ biến là vắc xin phòng ngừa 3 bệnh sởi, quai bị, rubella. Mẹ có thể đến bất cứ cơ sở y tế, trung tâm tiêm chủng nào để tiêm vắc xin này khi có kế hoạch mang thai.

Một số triệu chứng của bệnh sởi

Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh sởi mà mẹ có thể quan sát thấy. Các triệu chứng dưới đây được liệt kê theo thứ tự các giai đoạn của bệnh: Giai đoạn khỏi phát, giai đoạn toàn phát và giai đoạn phục hồi

  • Bệnh nhân thường có biểu hiện sốt cao 39 – 40 độ C.
  • Ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, hắt hơi, khàn tiếng.
  • Trong miệng, trên bề mặt niêm mạc má có những hạt nhỏ màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên.
  • Phát ban trên da.

Ngoài việc tiêm phòng, các biện pháp bảo vệ sức khỏe khác cũng cần được mẹ bầu lưu ý thực hiện.

  • Hạn chế đến các địa điểm tập trung đông người. Những nơi quá đông người sẽ là những nơi có nhiều mầm bệnh lây lan. Mẹ nên đeo khẩu trang khi phải tiếp xúc đông người. Thường xuyên sát khuẩn tay để đảm bảo vệ sinh.
  • Vào thời điểm thời tiết lạnh, mẹ cần lưu ý giữ ấm cơ thể.
  • Duy trì thói quen vận động, tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường tuần hoàn, nâng cao sức khỏe..
  • Ăn uống đủ chất, đa dạng thực đơn các nhóm chất
  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, các vitamin nhóm B, kẽm, sắt…để tăng cường đề kháng, miễn dịch cho cơ thể mẹ qua các viên uống bổ sung.

Phụ nữ mang thai là đối tượng vô cùng nhạy cảm trước các tác nhân gây bệnh, đặc biệt với một bệnh lý dễ lây lan như bệnh sởi. Mẹ bầu mắc bệnh sởi cần quan sát cơ thể thật kỹ, phối hợp chặt chẽ với bác sĩ điều trị cũng như bác sĩ sản khoa để không xảy ra những biến chứng đáng tiếc.

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Zalo
Hotline